Hòa Bắc Nhung, diệt Bức Dương Tấn_Điệu_công

Các nước Bắc Nhung là mối họa đối với Trung Nguyên. Thời Tề Hoàn công làm bá chủ chư hầu, trước hết đã đánh Nhung Địch rồi mới chinh phạt Sở quốc. Bấy giờ Bắc Nhung lại phát triển mạnh. Năm 569 TCN, Nhung vương sai sứ đến Tấn quốc để nghị hòa. Điệu công theo lời của Ngụy Giáng, chủ trương hòa giải với Bắc Nhung để tập trung cho mặt trận phía nam[42] chứ không theo chính sách nhương di giống Tề Hoàn công lúc trước[43]. Sau đó Điệu công phong cho Ngụy Giáng đất đai ở An Ấp[44]

Mùa hạ năm 563 TCN, Tấn Điệu công được biết nước Trịnh và Sở thường mượn đường Bức Dương để xâm Tống. Tuân Yển xin được cầm quân đi đánh Bức Dương, nhưng quan chánh khanh là Tuân Oanh phản đối. Điệu công theo lời khuyến khích của Phạm Mang, cho ông này cùng với Tuân Yển dẫn đầu quân chư hầu đánh Bức Dương. Cuối cùng hai tướng tiêu diệt được nước Bức Dương sau hơn một tháng. Tấn Điệu công định tặng đất Bức Dương cho Hướng Thú nước Tống, xin Thú từ chối và xin giao về cho Tống công. Tống Bình công bèn mở tiệc thết đãi Tấn Điệu công ở Sở Khưu, xin dùng nhạc Tang Lâm là lễ nghi mà chỉ nước Tống và nước Lỗ được đặt cách dùng khi yết kiến thiên tử. Điệu công sợ bị mang tiếng tiếm quyền Chu vương, nên lui vào trong, rồi sau đó về nước. Khi về đến đất Chước Ung thì bị bệnh, cho bói quẻ thì được chữ Tang Lâm. Tuân Oanh cho rằng Tấn đã từng chối lễ nhạc rồi mà Tấn vẫn dùng thì lỗi là thuộc về Tống, sau đó bệnh của Tấn hầu dần đỡ[45]. Sau đó vua Tấn tưởng thưởng cho ba tướng nước LỗThúc Lương Ngột (cha đức Khổng Tử), Tần Cận PhụĐịch Tây Di là những người có công lớn trong trận chiến; lại đày vua Bức Dương làm dân thường mà chọn người trong họ vua Bức Dương ở Hoắc Thành mà giữ việc cúng tế.